Mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình lại có dịp ngồi quây quần bên nhau chuyện trò rôm rả. Đặc biệt đây cũng là dịp để họ hàng, bạn bè gần xa đến nhà ghé thăm, các món ăn vặt ngày Tết được bày ra để tiếp đón mọi người. Mỗi người nhâm nhi một chút mang lại những hương vị độc đáo cho ngày Tết. Ngoài những hộp bánh, chiếc kẹo mua ngoài cửa hàng, siêu thị bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến những món ăn vặt để chiêu đãi cả nhà. Bavabi xin gửi tới bạn 6 món ăn vặt ngày Tết dễ làm mà bất cứ ai, dù vụng về đến mấy cũng có thể thực hiện được.
Bánh chả hàu, chả bề bề
Bánh chả hàu, chả bề bề cũng là 1 món bánh đặc sản của Quảng Ninh. Loại bánh có phần vỏ thơm, giòn, rất dễ ăn. Bạn có thể nhâm nhi chiếc bánh chả hàu cùng tách trà khiến cho không khí ngày xuân thêm ấm áp. Nếu bạn là một người bận rộn không có thời gian vào bếp thì nên lựa chọn loại bánh này. Với thành phần nguyên liệu hàu sữa, bề bề tươi ngon, loại bánh này còn có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho tất cả mọi người.
Món ăn vặt ngày Tết dễ làm: Bánh phồng hàu, khoai môn, chuối
Nếu như trước kia bạn ăn bánh phồng Tôm bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của bánh, chút bóng bảy của dầu mỡ trên môi và những âm thanh giòn rụm khi ăn thì với bánh phồng hàu, vị khoai môn, vị chuối bạn có nhiều trải nghiệm hơn thế. Bạn có thể đặt mua qua số 0971.900.688.
Bánh phồng hàu được xếp là một trong các món ăn vặt ngày Tết ngon, bổ, rẻ. Với vị ngọt, đậm của hàu sữa Vân Đồn mang đến cho bạn trải nghiệm hoàn toàn mới, bánh giòn rụm, thơm, ngậy. Bánh được làm từ Hàu tươi nên rất nhiều dinh dưỡng, chế biến đơn giản. Bánh vị chuối, vị khoai môn lại mang hương vị của nguyên liệu liệu khoai môn, chuối rất dễ ăn, lạ hợp vị cả nhà.
Nếu bạn đang tìm 1 vị mới cho ngày TẾT, để khách đến chơi nhà phải “Trầm Trồ” thì bánh phồng hàu, phồng khoai môn, chuối… là lựa chọn tốt nhất với chi phí thấp nhất cho bạn. Thành phần dinh dưỡng của bánh phồng hàu Bayaki:
- Kẽm: giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các dạng cúm, tái tạo tế bào, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật di tuổi tác… Đặc biệt, tăng khả năng sinh sản và bản lĩnh đàn ông ở nam giới.
- Canxi: giúp xương chắc khoẻ, dẻo dai và ngăn ngừa những bệnh loãng xương.
- I – ốt: hỗ trợ tuyến giáp tổng hợp các hormon, phát triển hệ sinh dục, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- DHA và EPA: giúp hỗ trợ não hoạt động và phát triển của mắt và hệ thần kinh, giảm tình trạng xơ vữa động mạch.
- Ít Cholesterol: đảm bảo mang tới một cơ thể khỏe mạnh cho người sử dụng.
Bánh phồng hàu có chiên bằng chảo dầu, sử dụng nồi chiên không dầu hoặc lò vi sóng đều được. Thời gian chiên rất nhanh, chỉ mất từ 3 – 5 phút. So với nhiều món ăn vặt hiện có trên thị trường thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con trẻ, người già, người lớn…. Ngoài cung cấp dinh dưỡng thông thường, loại bánh này rất giàu kẽm sẽ giúp kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Đối với hội chị em đang có nhu cầu ăn kiêng thì đây là món ăn văt vô cùng thích hợp, chị em có thể ăn vô tư và thoải mái mà không bị áp lực” về nỗi lo tăng cân. Đối với các đấng mày râu, bánh phồng hàu không đơn thuần là món ăn vặt mà nó còn trở thành món ăn nhậu tuyệt vời. Ngoài cách ăn trực tiếp sau khi chiên giòn, bạn có thể kết hợp ăn cùng với cháo, nộm…
Mứt bí đao
Mứt Tết được xem là món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết, nhà nào cũng có ít nhất 1 loại mứt như mứt bí, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt táo… Các nguyên liệu làm mứt cực kì gần gũi, có nhà thậm chí còn trồng được. Hoặc nếu không có thể dễ dàng mua được gừng, bí, cà rốt… tại các phiên chợ Tết.
Nguyên liệu
Món mứt bí ngon, giòn, mát mắt cũng là một trong các món ăn vặt Tết dễ làm. Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm:
- Bí đao già 10kg
- Nước vôi trong
- Phèn chua: 25g
- Nước hoa bưởi
- Phẩm màu xanh
- Đường trắng: 4 – 5kg
Cách làm món mứt bí đao
- Bước 1: Bí gọt bỏ vỏ, bỏ hạt và ruột. Phần thịt bí xắt thành miếng vừa miệng dài 5 – 7cm. Tiến hành ngâm bí với nước vôi trong khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm. Lượng nước vôi phải đủ ngập mặt bí là được, nước vôi giúp mứt bí ăn giòn hơn.
- Bước 2: Vớt bí ra rửa lại nhiều lần với nước rồi để thật ráo nước. Tiếp đến cho phèn chua vào với 3 lít nước bỏ vào một cái nồi, bắc lên bếp và đun sôi.
Sau khi sôi, thả bí vào chần sơ tầm từ 1 – 2 phút cho bí có độ trong. Tiếp đến đổ bí ra rổ rồi xả ngay với nước lạnh. Để bí ra chỗ thoáng gió khoảng 2 – 3 giờ cho bí khô bớt.
- Bước 3: Ướp bí với đường theo tỉ lệ 1kg bí 750 gram đường trắng với thời gian là 4 tiếng. Đợi cho đến khi đường tan hết, chú ý đảo hoặc xóc lên cho bí ngấm đều đường. Sau khi ướp bí đã ngấm, chia bí làm 2 phần, 1 phần trút vào chảo rộng, sâu lòng để làm khô nước. Phần còn lại để riêng làm mứt bí xanh. Đun nhỏ lửa để nước khô từ từ và đảo đều để đường không vón cục. Khi nước đường bắt đầu cạn thì cho nước hoa bưởi vào đảo đều. Đến khi đường ráo và bám vào từng miếng mứt là hoàn thành.
- Bước 4: Để làm mứt bí xanh. Lấy số bí vừa chia còn lại đặt vào chảo, thêm chút phẩm màu cho mứt có màu xanh, sau đó sên mứt như bước 3.
Cách làm mứt cà rốt
Nguyên liệu làm mứt cà rốt truyền thống
- Cà rốt: 1kg
- Đường trắng: 500 – 700 gr
- Vôi: 2 thìa
- Vani:
- Phèn chua: 1 thìa
Cách làm mứt cà rốt truyền thống
Mứt cà rốt là món ăn vặt ngày Tết dễ làm, tuy nhiên món mứt này có nhiều cách làm khác nhau. Ngay dưới đây sẽ là một cách
- Với cà rốt, bạn bào sạch vỏ rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Hoà vôi với nước rồi lấy phần nước trong ngâm cà rốt trong 30 phút.
- Sau đó bạn vớt cà rốt ra rửa dưới nước sạch cho hết mùi vôi. Đặt nồi nước hòa phèn chua lên bếp để sôi, sau đó cho cà rốt vào chần khoảng 2 phút rồi đổ ra rửa lại với nước lạnh và để ráo nước.
- Cho cà rốt vào một chiếc bát to, đổ lượng đường phù hợp vào ngâm khoảng 3 – 4 tiếng đến khi đường tan hết.
- Khi đường tan hết, cho cà rốt lên chảo sên trên lửa vừa. Khi thấy mứt sôi để khoảng 5 phút, nước đường bắt đầu sánh thì vặn lửa ở mức độ nhỏ nhất. Lúc này đảo nhanh tay và đảo liên tục.
- Khi thấy đường kết tinh, bám đều mặt miếng mứt, đảo cho mứt cà rốt khô hẳn thì tắt bếp. Bếp tắt nhưng vẫn tiếp tục đảo để cho mứt cà rốt khô hẳn. Khi mứt thật nguội thì cho vào túi buộc chặt hoặc lọ thủy tinh đậy kín nắp dùng dần.
Mứt dừa ngũ sắc
Nguyên liệu
Trong các loại mứt hoa quả mà Tết năm nào cũng có thì món mứt dừa ngũ sắc lại rất được lòng người. Đây cũng là một trong những món ăn vặt ngày Tết dễ làm. Cứ gần đến Tết, chị em lại rủ nhau mua dừa về làm mứt. Nguyên liệu mứt dừa ngũ sắc bao gồm:
- Cùi dừa non: 2 kg
- Đường: 1 kg
- Sữa đặc: 5 – 10 muỗng canh
- Lá dứa (lá nếp): 100 gram
- Bột dành dành: 10 gram
- Hoa đậu biếc khô: 10 gram
- Gấc: 50 gram. Hoặc củ dền, lá cẩm, thanh long đỏ, chanh dây…
- Vani
Cách làm mứt dừa ngũ sắc
Sơ chế nguyên liệu
Dừa mua về gọt bỏ lớp vỏ vàng bên ngoài sau đó mang đi rửa thật sạch. Thái dừa ra thành các sợi nhỏ như đầu đũa, sau đó mang đi rửa nhiều lần với nước cho đến khi nước rửa trong lại.
Cho 2l nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi thì cho cùi dừa vào. Tắt bếp, đậy nắp lại và ngâm dừa trong khoảng 10 phút. Việc này giúp loại bỏ dầu dừa, thành phẩm mứt dừa để lâu không bị hôi dầu. Sau 10 phút vớt dừa ra rửa nhiều lần với nước cho thật sạch, sau đó để ráo nước.
mì cay đà lạt
- Sử dụng 10gr hoa đậu biếc khô để tạo màu xanh. Cho vào 100ml nước sôi ngâm trong khoảng 15 phút.
- Dùng 10gr bột dành dành để tạo màu vàng. Cho vào 100ml nước sôi ngâm trong khoảng 15 phút.
- Sử dụng 100gr lá dứa để tạo màu xanh lục cho mứt. Đem đi rửa sạch rồi cắt nhỏ, sau đó cho vào máy xay, cho vào 200ml nước rồi xay nhuyễn lá dứa. Tiếp theo, chuẩn bị một cái tô đựng nước cốt lá dứa, dùng ray lọc để ở trên rồi phủ khăn xô lên. Sau đó đổ lá dứa đã xay ra khăn rồi vắt lấy nước cốt, để khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Để phần nước này lắng xuống, vớt bỏ phần trong phía trên. Chỉ lấy phần nước đậm phía dưới để màu mứt lên đẹp nhất.
- Hoa đậu biếc và bột dành dành sau khi ngâm 15 phút thì lọc lấy nước cốt tương tự như cách lọc lá dứa.
- Để tạo màu cam cho mứt, sử dụng 50gr gấc và bóp đều tay.
Tạo màu cho mứt dừa
Dừa sau khi để ráo nước thì chia ra làm năm phần, mỗi phần ước lượng khoảng 400gr. Cho 200gr đường cát trắng vào mỗi phần dừa đã chia. Một phần trộn đều tay để làm mứt dừa màu trắng. Ba phần làn lượt cho vào 3 muỗng canh nước màu xanh, vàng, xanh lục rồi trộn đều tay.
Phần cuối cùng cho gất đã bóp vào trộn đều. Không nên cho quá nhiều vì dầu trong gấc khi sên đường sẽ khó kết tinh. Bóp đều tay để màu gấc thấm đều vào cùi dừa, nhặt bỏ các hạt gấc được bóp ra. Dừa sau khi ướp đường và màu để trong 4 tiếng, thỉnh thoảng đảo nhẹ để dừa ngấm đều màu.
mì cay đà lạt
Đầu tiên, tiến hành sên phần mứt dừa màu trắng trước. Cho phần nước đường ngâm dừa vào chảo đun lửa lớn đến khi sôi lên. Khi nước dừa cạn hơn một nửa thì cho phần cùi dừa vào sên cùng ở lửa nhỏ, thỉnh thoảng đảo nhẹ cho đều.
Khi nước dừa gần cạn thì cho vào 1 – 2 muỗng canh sữa đặc, đảo đều tay. Các bạn có thể cho thêm 1 ống vani vào lúc này để tạo mùi thơm cho mứt . Từ lúc này cần phải đảo đều tay liên tục. Khi đường kết tinh thành các hạt nhỏ sạn sạn thì tắt bếp. Tiếp tục đảo đều tay cho phần nước dừa khô lại, đường phủ đều quanh miếng mứt là được, cho mứt ra ngoài hong trước quạt.
Tương tự với 4 màu còn lại cũng sên như vậy. Nếu thấy màu của mứt chưa ưng ý thì có thể cho thêm khoảng 1 muỗng canh nước màu để mứt lên màu được đẹp hơn. Khi đường vừa kết tinh thì tắt bếp liền để mứt không đổi màu. Tiếp tục đảo đều thêm 10 phút. Khi mứt khô, đường áo một lớp mỏng bên ngoài là được. Sau đó, mang găng tay vào và bóp đều mứt trong khoảng 2 – 3 phút cho phần mứt bong đường lên và nhanh khô hơn. Cho ra ngoài hong quạt để cho mứt nguội hoàn toàn.
Mứt dừa là món ăn ngày Tết dễ làm, bạn có thể làm nhiều màu sắc khác nhau theo ý thích. Vị ngọt của mứt làm cho tâm trạng thêm tươi vui, uống cùng chén trà ấm nóng là trọn vị ngày Tết. Các loại mứt thường dễ ăn, dù là trẻ nhỏ hay người đều rất yêu thích.