Bé 7 tháng đã trải qua hơn một tháng “thử nghiệm” chế độ ăn mới nên mẹ ít nhiều có thể thấy được sự thay đổi và thích nghi của con. Ở một số trẻ xuất hiện tình trạng táo bón trong thời gian này, vậy nguyên nhân do đâu và mẹ nên cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng Bavabi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.
1/ Dấu hiệu trẻ 7 tháng ăn dặm bị táo bón
Bé 7 tháng với hệ tiêu hóa còn rất non yếu nên chế độ ăn chỉ cần một chút sơ ý là có thể dẫn đến nhiều biểu hiện không mong muốn, trong đó có tình trạng táo bón. Mẹ cần biết những dấu hiệu sớm ở trẻ bị táo bón dưới đây để xử trí kịp thời, cụ thể là:
- Trẻ không đi đại tiện trong vài ngày, trong khi đó bình thường trẻ sẽ đi 1 lần/ngày.
- Khi đại tiện trẻ phải dùng sức để rặn, gây đau, khó chịu.
- Phân vón cục, khô cứng.
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn.
2/ Nguyên nhân khiến bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón
Nguyên nhân lớn nhất khiến bé 7 tháng trong quá trình ăn dặm bị táo bón đến từ cách chế biến bột/cháo mà mẹ chuẩn bị cho con. Tâm lý của mẹ luôn muốn con mập mạp, nhanh tăng cân nên thường thích thêm nhiều món bổ dưỡng vào cháo như các loại thịt, cá, phô mai,… mà quên đi các loại củ, quả, rau xanh dẫn tới thiếu chất xơ.
Tuy nhiên nếu không phải vì lý do này, mẹ vẫn cân bằng được đủ các nhóm thực phẩm trong bát bột, nhưng con vẫn bị táo bón, có thể là vì những lý do sau đây:
- Do hệ tiêu hóa không dung nạp được đường lactose trong sữa ngoài mà mẹ cho bé uống cùng chế độ ăn dặm.
- Bé dị ứng hoặc nhạy cảm với một số loại thức ăn mẹ chế biến.
- Do cơ thể bé thiếu nước khiến phân bị khô và cứng dẫn đến táo bón.
- Do trẻ mắc bệnh lý như phình đại tràng, dính ruột già,… tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
>>> Tham khảo: 5 Nguyên tắc cho bé ăn dặm cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ
3/ Mẹ xử trí trẻ 7 tháng ăn dặm bị táo bón như thế nào?
Bé bị táo bón ăn không ngon miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, hay quấy khóc nên mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Một vài lời khuyên mà bạn có thể tham khảo để sớm cải thiện tình trạng này của con, đưa con trở lại chế độ sinh hoạt bình thường là:
- Bổ sung nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt vào bát bột của con để cung cấp chất xơ và vitamin.
- Lựa chọn sữa công thức và các loại sữa bổ sung gần giống sữa mẹ để hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thụ.
- Cho trẻ uống thêm các loại men vi sinh hoặc ăn thêm sữa chua để tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.
- Cho con uống thêm nước hoặc ăn các loại sinh tố, trái cây,.. để bổ sung nước cho cơ thể.
- Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ vận động, vui đùa cũng là cách trị táo bón hiệu quả.
- Massage theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, dễ dàng tiêu hóa thức ăn, hạn chế đầy bụng và táo bón.
- Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để trẻ ăn quá no gây áp lực lên hệ tiêu hóa non yếu.
- Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ cần phải cho trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và xử trí kịp thời nếu mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Sau khi chuyển sang chế độ ăn hoàn toàn mới với thức ăn không chỉ là sữa mẹ hay sữa công thức, cơ thể bé sẽ có nhiều thay đổi mà trong đó, tình trạng táo bón không phải là hiếm gặp. Do đó mẹ hãy luôn theo sát và chú ý những biểu hiện của con để sớm phát hiện và có giải pháp xử lý hiệu quả nhé.
>>> Tham khảo: Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 5 tuổi
Facebook Comments