Dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng nhất nhì trong chăm sóc sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Để giúp bạn có kiến thức tổng quan, đặc biệt là dành cho những mẹ lần đầu mang thai, Bavabi sẽ gửi đến những thông tin hữu ích, hy vọng sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
1/ Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thay đổi cơ thể của mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Trong một vài tuần đầu hầu hết các chị em đều chưa biết đến sự xuất hiện của em bé, tuy nhiên khoảng từ 3-4 tuần trở đi, các dấu hiệu như bầu ngực căng và to hơn, chậm kinh nguyệt, thường xuyên đi tiểu trong ngày do to tử cung phát triển chèn ép bang quang. Các hiện tượng ốm nghén như mệt mỏi, sợ mùi thức ăn, buồn nôn xảy ra ở 80% các chị em đã mang thai.
Khi thai được 8 – 9 tuần tuổi, mẹ có thể sẽ bị ốm nghén nặng hơn do tử cung to lên với kích thước khoảng bằng nắm tay. Tâm trạng của chị em bị ảnh hưởng, trở nên nhạy cảm hơn, lo lắng, buồn bực, làn da cũng trở nên sạm hơn, xuất hiện tàn nhang, nám.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm và quan trọng nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm mà cơ thể mẹ mệt mỏi nhất vì bị ốm nghén, khó ăn uống nhưng vẫn cần phải đảm bảo ăn đủ chất, đặc biệt là sắt và acid folic (
Lý do là bởi nếu thiếu axit folic trong giai đoạn này có khả năng thai nhi sẽ bị dị tật ống thần kinh, sứt môi hở hàm ếch, tim bẩm sinh. Mẹ cần bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày. Còn thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi, choáng váng,… Bổ sung sắt thông qua thực phẩm an toàn, tránh ăn các món ăn nguy hại cho thai nhi như đu đủ xanh, dứa (thơm), rau sam, rau ngót, rượu bia, cà phê,…
Ngoài ra thì chế độ ăn vẫn duy trì như bình thường, nếu ốm nghén nặng có thể chia thành nhiều bữa, kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên trò chuyện với người thân trong gia đình, sắp xếp công việc hợp lý để tránh áp lực tâm lý.
2/ Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Thay đổi cơ thể của mẹ bầu trong 3 tháng giữa
Sau khi trải qua 3 tháng đầu khi cơ thể có những thay đổi chưa mấy rõ ràng, cho đến khi bước sang tháng thứ 4 thì bụng bắt đầu xuất hiện. May mắn là khi này các triệu chứng ốm nghén đã dần giảm và biến mất, tâm trạng cũng được cải thiện đang kể.
Đến tháng thứ 5, cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân, 3 vòng đều tăng kích thước, bụng dưới nhô ra do tử cung to hơn, sữa non xuất hiện, các vùng da như nách, cổ, bẹn, âm hộ sậm màu hơn. Thai đã máy rõ ràng, có thể bị đau mỏi lưng – hông, khó thở, phù chân, táo bón thai kỳ, giãn tĩnh mạch, máu kém lưu thông, lượng hormone của cơ thể thay đổi.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Trong 3 tháng này, mẹ nên tăng thêm khoảng từ 3-4kg với bữa ăn mỗi ngày vẫn cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng). Lượng calo mỗi ngày khoảng 2550 kcal/ngày và uống nhiều nước, tối thiểu 2l mỗi ngày để cân bằng nước ối.
Ngoài ra chị em nên mặc đồ rộng rãi thoải mái, không nên đi dép cao gót, nên tìm hiểu thông tin về cách sinh hoạt trong thai kỳ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Luôn vui vẻ và lạc quan suốt thai kỳ.
3/ Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thay đổi cơ thể trong 3 tháng cuối
Khi này bụng của mẹ đã khá lớn, nhô nhiều về phía trước nên lưng thường đau nhức, mệt mỏi. Bụng, mông, đùi, ngực xuất hiện các vết rạn da màu hồng nhạt và dần chuyển thành màu tím. Tay chân bị phù nề, chuột rút thường xuyên hơn, xuất hiện cơn gò Braxton Hicks – chuyển dạ giả mạnh hơn dẫn tới mất ngủ.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong giai đoạn này mẹ cần kiểm soát cân nặng với cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ tăng nhiêu nhưng cân nặng của thai nhi không đạt chuẩn thì mẹ sẽ vất vả hơn để giảm cân còn bé lại bị thấp còi.
Mẹ nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn đồ ăn lành mạnh và tránh các chất kích thích, nhiều dầu mỡ,… Nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, khám thai định kỳ, không nên sinh hoạt vợ chồng vào tháng cuối, lựa chọn bệnh viện, sắm đồ sơ sinh và giữ tâm lý thoải mái.
Mang thai và sinh con là một quá trình tuy không quá dài nhưng lại đòi hỏi mẹ phải có kiến thức vững để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích khác của Bavabi để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
Facebook Comments