Danh mục các loài hàu (Ostreidae) ở Việt Nam được báo cáo khoảng 31 loài (Hylleberg &
Kilburn, 2003), trong đó một số loài là tên đồng vật của nhau (synonym) và một số loài đang nuôi nhưng nguồn giống không phải nguồn gốc phân bố ở vùng biển Việt Nam như hàu Thái Bình Dương (Magallana gigas), hàu hồng kông (Magallana hongkongensis). Để nhận diện sự khác biệt giữa các loài hàu đang nuôi bằng hình thái bên ngoài không phải dễ dàng đối với người nuôi, người tiêu thụ. Báo cáo này đã chỉnh lý, cập nhật lại tên khoa học, sử dụng vết cơ khép vỏ của hàu như là đặc điểm nhận dạng nhanh về sự khác biệt hình thái đặc trưng giữa các loài.
Kilburn, 2003), trong đó một số loài là tên đồng vật của nhau (synonym) và một số loài đang nuôi nhưng nguồn giống không phải nguồn gốc phân bố ở vùng biển Việt Nam như hàu Thái Bình Dương (Magallana gigas), hàu hồng kông (Magallana hongkongensis). Để nhận diện sự khác biệt giữa các loài hàu đang nuôi bằng hình thái bên ngoài không phải dễ dàng đối với người nuôi, người tiêu thụ. Báo cáo này đã chỉnh lý, cập nhật lại tên khoa học, sử dụng vết cơ khép vỏ của hàu như là đặc điểm nhận dạng nhanh về sự khác biệt hình thái đặc trưng giữa các loài.
- Magallana ariakensis (Fujita, 1913);
- Magallana belchery (Sowerby, 1871);
- Magallana bilineata (Röding, 1798);
- Magallana gigas (Thunberg, 1793);
- Magallana hongkongensis (Lam, Morton, 2003).
Tài liệu và phương pháp nghiên cứu các loài hàu sữa đang nuôi tại Việt Nam
Sử dụng các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố về thành phần loài hàu vùng biển Việt Nam (Bảng 1). Cập nhật lại tên khoa học mới theo WoRMS-World Register of Marine Species (www.marinespecies.org/aphia).
Thu thập mẫu vật các loài đang nuôi ở các tỉnh: Cà Màu, Trà Vinh, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh.
Định loại hàu theo phương pháp so sánh hình thái của nhóm tác giả (Lam & Morton, 2003, 2004, và 2006). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng đặc điểm vết cơ khép vỏ của các loài hàu như là điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài đang nuôi Việt Nam ( Hình 1).
Bảo quản mẫu vật: Vỏ mẫu hàu khô được lưu giữ Bảo tàng Viện Hải dương học và tại phòng Công nghệ nuôi trồng

Thành phần loài hàu đang nuôi đã được công bố và cần cập nhật lại tên khoa học
Bảng 1. Thành phần loài hàu đang nuôi ở Việt Nam
STT | Tên khoa học công bố, năm công bố | Tác giả | Tên khoa học cập nhật, điều chỉnh |
1 | Crassostrea belcheri (Sowerby, 1871) |
Ngô Anh Tuấn và cs., 2005 | Magallana belcheri (Sowerby, 1871) |
2 | Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) |
Ngô Anh Tuấn và cs, 2008 | Magallana belcheri (Sowerby, 1871) |
3 | Crassostrea rivulatis (Gould, 1861) |
Ngô Thị Thu Thảo & Trần Tuấn Phong, 2012 |
Magallana ariakensis (Fujita, 1913) |
4 | Crassostrea belcheri (Sowerby, 1871) |
Ngô Thị Thu Thảo và cs. 2018 | Magallana belcheri (Sowerby, 1871) |
5 | Crassostrea rivulatis (Gould, 1861) |
Phạm Đức Minh và cs., 2016 | Magallana ariakensis (Fujita, 1913) |
6 | Crassostrea rivulatis (Gould, 1861) |
Trần Quốc Dung và cs., 2018 | Magallana ariakensis (Fujita, 1913) |
7 | Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871). |
Cao Văn Nguyện & Nguyễn Tác An, 2006 |
Magallana bilineata (Röding, 1798) |
8 | Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871) |
Cao Van Nguyen và cs., 2014 | Magallana bilineata (Röding, 1798) |
9 | Crassostrea gigas Thǖnberg, 1793 |
Cao Van Nguyen và cs., 2016 | Magallana gigas (Thunberg, 1793) |
Đặc điểm cơ khép vỏ của 5 loài hàu đang nuôi thương phẩm ở Việt Nam
Bảng 2. Đặc điểm khác biệt về vết cơ khép vỏ của 5 loài hàu đang nuôi
STT |
Tên loài | Đặc điểm cơ khép vỏ |
1 | Hàu cửa sông, Magallana ariakensis (Fujita, 1913) |
Dạng lưỡi liềm, màu đen, nằm lệch về mặt sau của bụng (Hình 2). |
2 | Hàu hồng kông, Magallana hongkongensis (Lam & Morton, 2003) |
Dạng chữ D, màu nâu đen, nằm ở giữa trung tâm vỏ theo chiều dọc và lệch về mặt sau của bụng (Hình 3). |
3 | Hàu trắng, Magallana belcheri (Sowerby II, 1871) |
Dạng lưỡi liềm, màu trắng, khác biệt rõ với các loài (Hình 4). |
4 | Hàu sữa, Magallana bilineata (Röding, 1798) |
Dạng quả thận, màu tím đậm (đen) hoặc màu hồng trên cả hai vỏ, nằm lệch về phía bụng (Hình 5). |
5 | Hàu Thái Bình Dương, Magallana gigas (Thunberg, 1793) |
Vết cơ khép vỏ lớn và kéo dài, thường có màu hồng, màu tím đậm, nằm lệch phía mặt sau lưng, trên vết cơ khép vỏ thỉnh thoảng có các đường vân sinh trưởng màu tím (Hình 6). |
Hệ thống phân loại học các loài hàu đang nuôi ở Việt Nam
Hàu cửa sông - hàu thịt đỏ
- Suborder Ostreina Férussac, 1822
- Superfamily Ostreoidea Rafinesque, 1815
- Họ Ostreidae Rafinesque, 1815
- Họ phụ Crassostreinae Torigoe, 1981
- Giống Magallana Salvi & Mariottini, 2016
- Hàu Magallana ariakensis (Fujita, 1913), Hình 2
- Tên thông thường: Hàu cửa sông, hàu thịt đỏ.
- Tên tiếng Anh: Suminoe oyster-red meat oyster.
- Tên đồng vật (Synonyms): Crassostrea paulucciae Crosse, 1870; Ostrea palmipes Soweby, 1871; Ostrea rivularis Lischke, 1869; Ostrea ariakensis Fujita, 1913. Crassostrea ariakensis (Fujita, 1913)
- Đặc điểm nhận dạng nhanh: Vỏ thường dạng tròn trứng, hàu thành phẩm có kích thước lớn, từ 100 - 110 mm. Chiều cao vỏ và chiều dài 80 - 85 mm, các phiến sinh trưởng xếp đồng tâm. Bên trong vỏ màu trắng, vết cơ khép vỏ dạng lưỡi liềm, màu đen, hoặc nâu nằm lệch về mặt sau của phần bụng
- Phân bố trên thế giới: Xuất hiện ngoài tự nhiên ở Nhật Bản, dọc theo các vùng vịnh, cửa sông Trung Quốc (Lam, Morton, 2003)
- Phân bố ở Việt Nam: Tìm thấy cửa Sông Chanh, thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh. Hiện trạng loài này đang được nuôi bằng bè nổi ở Sông Chanh (xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Nguồn gốc giống nuôi nhập từ Trung Quốc.
- Hiện trạng phân loại học: Phân loại học hiện nay các loài hàu trong giống Crassostrea được thay thế bằng tên giống là Magallana (Salvi, Mariottini, 2016). Ở Việt Nam trong các tài liệu, báo cáo trước đây về hàu cửa sông thường sử dụng tên Crassostrea rivularis. Trên thực địa loài này thường chỉ bắt gặp ở sông Bạch Đằng, Sông Chanh - Quảng Yên (Quảng Ninh).
Hàu Hồng Kông Magallana hongkongensis
- Hàu Hồng Kông Magallana hongkongensis (Lam & Morton, 2003), Hình 3
- Tên thông thường: Hàu hồng kông, hàu thịt trắng.
- Tên tiếng Anh: Hong Kong cultured oyster-white meat-oyster
- Tên đồng vật (Synonym): Crassostrea hongkongensis (Lam & Morton, 2003)
- Đặc điểm nhận dạng nhanh: Vỏ hình dạng thuôn dài, dày và cứng, hàu thành phẩm có kích thước lớn từ 100-125 mm theo chiều cao vỏ và chiều dài 75-80 mm. Vết cơ khép vỏ hình dạng chữ D, màu nâu đen, nằm giữa trung tâm vỏ theo chiều dọc và hơi lệch về mặt sau của bụng.
- Phân bố trên thế giới: Ở vịnh Hồng Kông, trong vùng trung triều và dưới triều, là loài đặc hữu của vùng Biển Đông (Lam & Morton, 2003).
- Phân bố ở Việt Nam: Hàu Hồng Kông được nhập giống vào Việt Nam.
- Hiện trạng nuôi: Loài này đang được nuôi bằng bè nổi cùng với loài hàu cửa sông Magallana ariakensis ở Sông Chanh thuộc xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, nguồn gốc giống nuôi nhập từ Trung Quốc.
Hàu trắng Magallana belcheri
- Hàu trắng Magallana belcheri (Sowerby II, 1871), Hình 4
- Tên thông thường: Hàu cơ khép vỏ trắng (hàu trắng).
- Tên tiếng Anh: Belcher’s oyster (Soweby, 1870), white scar oyster.
- Tên đồng vật (Synonym): Ostrea belcheri Sowerby, 1871; Crassostrea belcheri Sowerby, 1871).
- Đặc điểm nhận dạng nhanh: Hàu có kích thước lớn, vỏ dày, hình dạng ô van dài hoặc hình trứng, hoặc gần tam giác. Vỏ trái thường lõm sâu hơn vỏ phải, vành miệng không có răng (chomata). Vết cơ khép vỏ màu trắng, dạng lưỡi liềm là hai đặc điểm nhận dạng chủ yếu của loài.
- Phân bố trên thế giới: Tìm thấy ở vịnh Siam, vùng cửa sông Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Hồng Kông, vùng ven bờ đảo Sumatra Java-Indonesia, Sulu, Celebes,
Philippines, vùng biển Pakistan (Bussarawit, Cedhagen, 2010).
- Phân bố ở Việt Nam: Hàu trắng Magallana belcheri, tìm thấy ở vùng cửa sông Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Ngô Anh Tuấn và cs, 2005), vùng kênh rạch các huyện ven biển Bến Tre (Ngô Thị Thu Thảo và cs, 2018). Trong nghiên cứu này cũng tìm thấy ở các kênh rạch ven biển huyện Bình Đại, Ba Tri, tỉnh Bến Tre; vùng cửa sông Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; vùng kênh rạch thị trấn Gành Hàu, tỉnh Bạc Liêu; vùng kênh, lạch xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; vùng ven biển Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang.
- Hiện trạng nuôi: Hàu trắng Magallana belcheri là loài nuôi phổ biến khu vực vịnh Thái Lan, Malaysia, Camphuchia (Bussarawit, Cedhagen, 2010). Ở Việt Nam, hàu phân bố tự nhiên trong các rừng ngập mặn ven biển các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ. Hiện trạng loài này đang nuôi ở sông Chà Và thuộc xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà RịaVũng Tàu; ở vùng ven biển huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chính Minh; ở kênh rạch thuộc xã Thừa Đức (huyện Bình Đại), xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri), tỉnh Bến Tre; kênh rạch thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh; vùng kênh rạch tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Nguồn giống nuôi từ nguồn tự nhiên, nuôi thương phẩm bằng giàn treo, bè nổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét tên hàu Crassostrea rivularis thu giống ở Bạc
Liêu của các tác giả (Ngô Thị Thu Thảo & Trần Tuấn Phong, 2012; Phạm Đức Minh và cs. 2016) như là loài Magallana belcheri.
Hàu sữa Magallana bilineata
- Hàu sữa Magallana bilineata (Röding, 1798), Hình 5
- Tên thông thường: Hàu nhiệt đới, hàu đen, hàu muỗng, hàu sữa.
- Tên tiếng Anh: Slipper-shaped oyster, black-scar oyster.
- Tên đồng vật (Synonym): Ostrea bilineata Röding, 1798; Ostrea lugubris Sowerby, 1871; Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871); Ostrea iredalei Faustino, 1932; Crassostrea iredalei, (Faustino, 1932)
- Đặc điểm nhận dạng nhanh: Vỏ dày và cứng, vỏ trái lõm sâu, bên trong mép vỏ thường có màu nâu đen, kích thước hàu thành phẩm theo chiều cao vỏ từ 75-80 mm, chiều dài từ
45-55 mm. Vết cơ khép vỏ hình có dạng quả thận màu đen hoặc màu hồng, là đặc điểm nhận dạng chính của loài.
- Phân bố trên thế giới: Biển Đông, biển Andaman, vịnh Thái Lan, Papua New Guinea, Philippines (Bussarawit, Cedhagen, 2010).
- Phân bố ở Việt Nam: Tìm thấy ở đầm Lăng Cô,Thừa Thiên-Huế; vùng biển xã An Hòa, Quảng Nam; đầm Thị Nại, Bình Định; đầm Nha Phu, Khánh Hòa; Đầm Nại, Ninh Thuận (Cao Van Nguyen và cs. 2014).
- Hiện trạng nuôi: Hiện trạng loài này đang đang nuôi phổ biến ở khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế; đầm Thị Nại, Bình Định; vùng biển Sông Cầu, Phú Yên; đầm Nha Phu, Khánh Hòa; Đầm Nại, Ninh Thuận. Nguồn giống nuôi từ nguồn tự nhiên, nuôi thương phẩm bằng hình thức nuôi cọc, nuôi giàn treo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tên hàu Crassostrea rivularis thu mẫu ở vịnh Lăng Cô của nhóm tác giả (Trần Quốc Dungvà cs., 2018) như là hàu Magallana bilineata.
Hàu Thái Bình Dương Magallana gigas
- Hàu Thái Bình Dương Magallana gigas (Thunberg, 1793), Hình 6
- Tên thông thường: Hàu Thái Bình Dương.
- Tên tiếng Anh: Pacific oyster.
- Tên đồng vật (Synonym): Ostrea gigas Thunberg, 1793; Crassostrea gigas (Thunberg, 1793).
- Vỏ trái lõm sâu, vỏ phải dẹp và hơi cong. Bên trong vỏ màu trắng, vết cơ khép vỏ lớn và kéo dài, thường có màu hồng, màu tím đậm, nằm lệch phía mặt sau lưng, trên vết cơ khép vỏ thỉnh thoảng có các đường vân sinh trưởng màu tím, vị trí cơ khép vỏ nằm ở giữa vỏ và lệch hường về phía lưng.
- Phân bố trên thế giới: Tìm thấy vùng biển Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng biển MaritimeNga, biển Yellow Sea-Trung Quốc.
- Phân bố ở Việt Nam: Hàu Thái Bình Dương đã được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) đầu năm 2006 và được nuôi đầu tiên tại vịnh Bái Tử Long.
- Đặc điểm nhận dạng nhanh: Vỏ dài có màu xám xanh, mép vỏ có các cạnh (khía) cao.
- Hiện trạng nuôi: Hàu Thái Bình Dương là loài nuôi phổ biến ở Việt Nam trong các vũng vịnh, eo biển miền Trung như đầm Thị Nại (Bình Định), vùng biển Sông Cầu (Phú Yên), đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều (Khánh Hòa), đầm Nại (Ninh Thuận), vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Giống nuôi từ nguồn sinh sản nhân tạo trong nước. Hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, có những ưu việt hơn các loài hàu khác như kích thước và khối lượng cơ thể lớn, nguồn giống nuôi ổn định.
Kết luận
Đã hiệu chỉnh và cập nhật lại 5 loài hàu đang nuôi ở Việt Nam: hàu cửa sông (Magallana ariakensis (Fujita, 1913)), hàu hồng kông (Magallana hongkongensis (Lam & Morton, 2003)), hàu trắng (Magallana belcheri (Sowerby, 1871)), hàu sữa (Magallana bilineata (Röding, 1798)), hàu thái bình dương (Magallana gigas (Thunberg, 1793)).
Nguồn tư liệu: Chỉnh lý và cập nhật tên khoa học các loài hàu đang nuôi ở vùng biển Việt Nam (Cao Văn Nguyện - Bùi Quang Nghị Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KHCNVN)
Facebook Comments