9 tháng 10 ngày “mang nặng” và cũng đến lúc mẹ chào đón thiên thần đến với thế giới mới. Tuy nhiên cơn đau khi vượt cạn luôn là nỗi lo lắng của tất cả các chị em, đặc biệt là những ai lựa chọn phương pháp sinh thường. Để giảm bớt nỗi sợ không phải của riêng ai này, chị em nên tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 dưới đây giúp sinh dễ và đỡ đau hơn.
1/ Vừng đen và sắn dây
Vừng đen nấu cùng bột sắn dây và đường phèn, nấu lên thành chè, ăn mỗi ngày một lần từ tuần thứ 33, 34 có hiệu quả rất tốt trong việc làm giảm cơn đau cho chị em trong lần sinh nở quan trọng. Lý do là bởi trong vừng đen rất giàu protein, vitamin, acid folic, dầu thực vật,… khi kết hợp với sắn dây còn tăng hiệu quả thanh nhiệt, bổ sung dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa.
2/ Rau khoai lang
Là loại rau quen thuộc với căn bếp Việt, có tính mát, vị ngọt và rất giàu chất xơ nên rất tốt đối với sức khỏe của chị em đang mang thai. Chị em nên ăn ít nhất 3-4 bữa một tuần để giảm tình trạng táo bón, thanh nhiệt cơ thể. Vào tháng thứ 8 trở đi, bạn nên ăn rau khoai nấu canh giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm cơn đau và rút ngắn thời gian lâm bồn.
Sau khi sinh mẹ cũng nên bổ sung rau lang vào bữa ăn để tăng thêm lượng sữa cho con bú, nhưng cũng đừng quá lạm dụng, ăn quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy đấy mẹ.
3/ Uống nước ép dứa (thơm)
Trong dứa (thơm) có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, thúc đẩy cơn chuyển dạ nhanh và ít đau đớn hơn. Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu ăn dứa là khi thai kỳ bước vào tuần thứ 39, tử cung sẽ được kích thích co bóp và chuyển dạ dễ dàng hơn.
Tuyệt đối không ăn dứa các tháng trước đó, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên vì tử cung dễ bị co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.
>>> Tham khảo: 8 Vi chất dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ để con khỏe mạnh
4/ Rau húng quế vàng
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ đang tìm kiếm thực phẩm giúp cơn chuyển dạ không còn là nỗi sợ hãi thì rau húng quế vàng chính là lựa chọn. Chỉ cần dùng 1 nắm rau húng quế, xay hoặc giã ra để lấy nước, pha cùng với khoảng 300ml nước và đường phèn để uống trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tháng 1-2 cốc.
5/ Cà tím
Theo dân gian, ăn cà tím trong tháng cuối của thai kỳ sẽ giúp cho cổ tử cung giãn ra tốt hơn, nhờ vậy mà quá trình sinh nở cũng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
6/ Lá tía tô
Tía tô có tính ấm, vị hơi cay thường góp mặt trong các bài thuốc giúp giảm các cơn ốm nghén trong 3 tháng đầu, an thai và thuận lợi hơn khi sinh nở. Tuy nhiên lưu ý là chị em nên ăn lá tía tô khi sát ngày dự sinh bằng cách vò nát một nắm lớn lá tía tô rồi sắc cùng 2 lít nước, đến khi còn 1 lít nước thì uống liên tục khi còn ấm. Khi có hiện tượng chuyển dạ mà chị em làm theo cách này sẽ rất dễ sinh, thường chỉ trong 1-2 tiếng.
7/ Nước trà hoa hướng dương
Trước thời điểm dự sinh, chị em nên trữ sẵn ở nhà một ít hoa hướng dương khô mua ở các tiệm thuốc bắc để đảm bảo độ sạch, tránh bị phun thuốc. Khi cơn đau chuyển dạ bắt đầu xuất hiện, hãy dùng 200g hoa hướng dương khô, sắc cùng 1.5l nước, đợi đến khi còn lại 500ml thì tắt bếp, uống khi còn ấm. Cách làm này giúp cơn đau và quá trình vượt cạn của chị em nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Trên đây là 7 thực phẩm được khuyên dùng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 giúp cơn chuyển dạ và thời điểm sinh con trở nên dễ chịu, ít đau đớn và sinh con dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần tránh xa những thực phẩm nào?
Facebook Comments