Các vấn đề về tiêu hóa của trẻ luôn khiến mẹ lo lắng bởi cơ thể trẻ còn rất non yếu để chống chọi lại được với các tác nhân gây hại từ thức ăn. Để chăm sóc trẻ đúng cách, ngoài tính an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ cần phải hiểu được sự khác biệt trong cấu tạo hệ tiêu hóa của con để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
1/ Vai trò của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong những tháng năm đầu đời, do cơ thể chứa phát triển hoàn thiện nên các vấn đề về hệ tiêu hóa như nôn trớ, đi phân sống, chưa hấp thu được thức ăn giàu đạm,… thường không hiếm gặp. Tuy nhiên sau một thời gian, hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể của bé nói riêng trở nên cứng cáp hơn.
Vậy hệ tiêu hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ?
Đối với sự phát triển của trẻ, theo nghiên cứu khoa học, dinh dưỡng chiếm tới 32% trong số các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển (về thể chất và trí tuệ) của trẻ nhỏ. Trẻ ăn đúng chất, ăn đủ lượng sẽ có mau lớn và khỏe mạnh.
Đối với hệ miễn dịch, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cho sức đề kháng gia tăng sức mạnh lên tới 80%. Lý do là bởi trong cấu tạo dọc thành ruột là các hạch lympho sản xuất các tế bào miễn dịch cho cơ thể.
Còn với trí não, các dưỡng chất cần thiết cho não bộ như sắt, kẽm, canxi, acid folic, DHA, Omega 3,…đều được cung cấp trực tiếp từ các loại thực phẩm mà hệ tiêu hóa chính là cơ quan xử lý và hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Ngoài ra, não bộ và hệ tiêu hóa còn tương trợ lẫn nhau thông qua trục não.
>>> Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng và nhóm chất cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên biết.
2/ Giải phẫu hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Lợi trẻ có nhiều nếp nhăn, cục mỡ bi chát lớn hơn, cơ môi phát triển mạnh, lưỡi dày và rộng, nhiều nang tân và gai lưỡi để trẻ bú sữa giống như một pit tông.
- Trước 4 tháng tuổi, niêm mạc của trẻ thường bị khô, dễ tổn thương và bị nấm Candida albicance dẫn đến tưa miệng, nhưng sau đó sẽ phát triển bình thường sau khi được hơn 4 tháng tuổi.
- 4-6 tháng tuổi là giai đoạn chảy nước bọt sinh lý hay nói cách khác là trẻ chưa biết nuốt nước bọt. Khi này răng sữa cũng bắt đầu mọc, trẻ có thể bị sốt nhẹ, ngứa lợi, khó chịu,…
- Trong 6 tháng đầu, dạ dày có hình tròn, nằm ngang và cao, cơ dạ dày đặc biệt là cơ thắt tâm vị nên trẻ dễ bị nôn trớ.
- Dịch vị của trẻ có chứa các men tiêu hóa có nồng độ thấp như pepsin, labferment, lipase, catepsin có vai trò tiêu hóa mỡ và đạm.
- Ruột của trẻ khá dài, nhiều nếp nhăn,vi nhung mao và mạch máu, mạc treo dài, manh tràng ngắn, ruột thừa hông cố định, trực tràng dài dễ bị sa.
Hệ tiêu hóa của trẻ trên 1 tuổi
- Cấu trúc khoang miệng gần hoàn chỉnh, dạ dày bắt đầu đứng dọc và dạ dày có dạng thuôn dài.
- Cơ quan của dạ dày vẫn còn khá yếu, tuyến dịch tiêu hóa phát triển ít hơn nên hệ tiêu hóa kém hấp thụ hơn. Cho đến khi hơn 2 tuổi, dạ dày có cấu trúc hoàn thiện hơn và gần giống với người lớn.
- Đến khi trẻ được 7 tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã gần tương đồng với người lớn về cả hệ vi sinh và giải phẫu.
Vậy dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp với mức độ hoàn thiện của hệ tiêu hóa?
>>> Tham khảo: 7 Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bổ sung cho bé 2 tuổi
3/ Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chính là tiêu chí nuôi trẻ an toàn và tốt nhất. Bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau khi sinh vừa giúp trẻ chống nhiễm khuẩn, thải phân nhanh và tăng cường các chất đề kháng tối quan trọng cho cơ thể.
Mẹ cần cho trẻ bú đúng với dung tích dạ dày và nhu cầu của trẻ, nên bú hết một bên trước khi chuyển sang bên còn lại để nhận được lượng chất béo của sữa cuối. Bạn cũng nên biết rằng trẻ uống sữa ngoài thường có hệ tiêu hóa yếu hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
Với trẻ 6 – 24 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng và cần thiết,đáp ứng chủ yếu về nhu cầu năng lượng của cơ thể trẻ. Cùng với đó, chế độ ăn dặm bắt đầu khởi động khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần từ thực phẩm như protein, vitamin và khoáng chất.
Răng của trẻ đã bắt đầu mọc, trẻ ham muốn khám phá đồ ăn, lưỡi trẻ cũng linh hoạt đảo thức ăn, hàm đã nhai được thức ăn và dần tiêu hóa được các món ăn đặc hơn với sữa. Mẹ cần phải chế biến đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp tối đa nhu cầu phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Hệ tiêu hóa cũng giống như cơ thể của con, dần phát triển, hoàn thiện và trở nên cứng cáp dần theo năm tháng. Mẹ hãy hiểu đúng để dành cho con những điều tốt nhất giúp con phát triển khỏe mạnh nhé.
>>> Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngon miệng
Facebook Comments