vai trò của kẽm

Kẽm đóng vai trò điều tiết và thúc đẩy nhiều hoạt động nội tiết bên trong cơ thể, từ hệ miễn dịch, hoạt động trí não cho tới sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ. Đặc biệt, vài trò của kẽm đối với sức khỏe của con người và sức khỏe sinh sản của nam giới là không thể phủ nhận vì kẽm luôn là nguyên tố vi lượng quyết định “bản lĩnh đàn ông”, thường được các đấng mày râu chú trọng sử dụng hàng ngày. 

1.Vai trò của kẽm với sức khỏe

Kẽm là nguyên tố vi chất không thể thiếu với sức khỏe con người. Kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể, hoạt hóa nhiều enzim khác nhau, tác động lên quá trình phân giải, tổng hợp acid nucleic và protein – những thành phần quan trọng nhất của sự sống. Có thể nói, con người không thể không cần kẽm.

vai trò của kẽm đối với sức khỏe

Kẽm giúp đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể: 

Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, quá trình tăng trưởng và phân chia của hầu hết tế bào trong cơ thể:

  • Tham gia hình thành tế bào máu, tái cấu trúc tim
  • Tạo tế bào mỡ
  • Duy trì tế bào gốc
  • phát triển hệ xương và cơ
  • Tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc.
  • Thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin – hormones điều tiết đường huyết của cơ thể.

Kẽm đóng vai trò thúc đẩy và hình thành tế bào ngay từ khi chúng ta còn là bào thai, cho đến khi được sinh ra, lớn lên mãi về sau.

Kẽm cải thiện sức khỏe não bộ

Kẽm là nguyên tố vi lượng chiếm khoảng 1,5% hệ thần kinh trung ương, cùng với vitamin B6, kẽm giúp dẫn truyền thần kinh và giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Người lớn cần bổ sung kẽm để tăng cường trí nhớ, giảm các chứng rối loạn thần kinh, trẻ em cần bổ sung kẽm để phát triển trí tuệ.

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm kích thích bạch cầu, các tế bào lympho hoạt động. Đây là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và giúp chống nhiễm trùng. Kẽm cũng được dùng để rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật.

Giúp xương-cơ khỏe mạnh hơn

Thành phần cấu tạo chủ yếu để bộ xương là canxi. Tuy nhiên, thiếu kẽm thì cơ thể không thể hình thành được khung xương. Vì thế, để có một hệ xương-răng chắc khỏe, bạn hãy cung cấp cho cơ thể đủ canxi và kẽm, lưu ý hấp thụ ở những thời gian khác nhau trong ngày vì 2 vi chất này hạn chế hấp thụ lẫn nhau.

Kẽm có công dụng đặc biệt trong việc tăng cường sự săn chắc cho cơ bắp, vì kẽm giúp tổng hợp protein – dưỡng chất giúp hình thành cơ bắp. Nếu muốn hệ cơ-xương phát triển toàn diện, bạn cần bổ sung đủ kẽm cho cơ thể. 

Ngoài ra, kẽm cũng giúp hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp nâng cao năng suất lao động.

Tốt cho da, tóc và móng tay

Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng, móng tay bị gãy và dễ bị nấm. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Nếu bạn đang rụng tóc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và xem xét bổ sung thêm kẽm cho cơ thể

Kẽm cũng rất tốt do da, giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm cũng giúp sản xuất collagen, mang lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.

Tốt cho mắt

Kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, kết quả là gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.

Cân bằng nội tiết tố

Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Dễ thấy nhất, kẽm đóng vai trò quan trọng trong sản sinh insulin – giúp điều tiết đường huyết, ổn định huyết áp. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. 

Ở nữ giới, kẽm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

>>> Tham khảo ngay: 8 loại thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ sau sinh cần biết nhé.

2.Kẽm là nguyên tố vi lượng quyết định “bản lĩnh đàn ông”

kẽm là nguyên tố vi lượng

Kẽm không chỉ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, mà chúng còn được xem là trợ thủ đắc lực làm tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh binh. Nếu tinh trùng yếu thì không đủ sức để tiếp cận trứng, làm tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Ngoài ra mỗi lần xuất tinh, cơ thể nam giới có thể dùng hết khoảng 5 miligam kẽm, tương đương với khoảng 1/2 lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ trong ngày. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm.

Kẽm tham gia vào quá trình cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, giúp duy trì nồng độ testosterone trong huyết thanh. Nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến trục trặc sinh sản nam giới và các vấn đề tuyến tiền liệt. Thiếu kẽm làm chậm dậy thì ở trẻ nam, giảm chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới.

Việc bổ sung kẽm nếu đúng định lượng có thể mang lại lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Xem thêm: Thực hư tác dụng tăng cường sinh lý của hàu đối với nam giới.

3.Một số chức năng khác của kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tuyến tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời làm kích thích tiêu hóa phù hợp. Kẽm đóng vai trò sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, thiếu kẽm sẽ làm chúng ta cảm thấy chán ăn và gây nên các bệnh lý niêm mạc miệng. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật giúp cho tiêu hóa khỏe mạnh.

Kẽm giúp sản sinh insulin đã tạo ra một bức tường phòng thủ cực tốt trong việc chống lại bệnh tiểu đường. Mặt khác, kẽm cũng cải thiện chức năng miễn dịch khi là một chất chống oxy hóa và chống viêm sưng, tất cả đều giúp ích trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư.

Thiếu kẽm dẫn đến hình thành chứng rối loạn miễn dịch, dẫn đến viêm. Viêm có mặt trong phần lớn các bệnh mãn tính cũng như những căn bệnh liên quan đến tuổi tác. 

Thiếu kẽm sẽ làm các dẫn truyền thần kinh trở nên yếu đi, gây nên các chứng rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt, gây bệnh tâm thần phân liệt. Kẽm kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường.

4.Bổ sung kẽm như thế nào?

bổ sung kẽm như thế nào

Để phòng chống những tác dụng không mong muốn của tình trạng thiếu kẽm, đặc biệt đối với trẻ em, các gia đình cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm với những thức ăn giàu kẽm để bổ sung vi chất này một cách tự nhiên. Tăng cường nạp vitamin C để giúp hấp thụ kẽm tốt hơn.

Ngũ cốc và các loại hạt 

Các loại ngũ cốc từ dạng cám cho tới nguyên hạt đều chứa hàm lượng kẽm rất lớn. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại hạt, các loại đậu (đậu xanh, đậu đen), hạt mè… Đặc biệt, hạt điều chứa rất nhiều kẽm, bạn có thể sử dụng điều như một món ăn vặt hoặc chế biến thành các loại món ăn khác

Thịt: 

Các loại thịt chứa hàm lượng kẽm cao bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà. Thịt là một trong các loại thực phẩm giàu kẽm nhất nhưng lại chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao, khiến cơ thể bị tích mỡ, béo phì. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong bữa ăn của mình.

Động vật có vỏ: 

Các loại động vật có vỏ như hàu, cua, sò, ngao,… chứa rất nhiều kẽm.  Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76mg kẽm, lượng kẽm này cao gấp gần 7 lần lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, vì hàm lượng kẽm quá cao, bạn không nên ăn quá nhiều các loại hải sản này trong tuần.

Trái cây và rau củ

Trái cây cũng giúp bổ sung kẽm, nhưng tùy theo loại. Lựu là loại trái cây vinh dự đứng đầu danh sách các hoa quả giàu kẽm. Theo sau đó là trái bơ và mâm xôi. Các loại rau như măng tây, bí đỏ, rau chân vịt, các loại nấm,… cũng là một nguồn cung kẽm tuyệt vời

Kẽm là vi chất cần thiết cho mọi hoạt động cơ thể, việc bổ sung kẽm luôn là cần thiết và chúng ta cần kẽm mỗi ngày. Hãy bổ sung thêm vitamin A, B6, vitamin C và phốt pho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm và lưu ý không nên bổ sung quá nhiều kẽm, sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

>>>Xem thêm: 6 nhóm thực phẩm lợi sữa cho sau sinh mổ mà mẹ cần biết nhé.